ChiChiChi forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ChiChiChi forum

OhIo! wEo CuM tO c3 fOrUm!
 
Trang ChínhPortalliGalleryĐăng kýLatest imagesTìm kiếmĐăng Nhập

 

 Thư viện tư liệu văn thuyết minh

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:04 am

*Đây là nơi lưu trữ các tư liệu để làm bài văn thuyết minh (như cấu tạo của bút bi, nón lá,...) nên không chat chít, spam bài ở đây. Nếu vi phạm sẽ bị move hoặc del không báo trước.

Áo dài Việt Nam

Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài?

áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bì bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “Sường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.

Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng...”. Tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh tay như trong áo lễ. Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ở trên) có tên: “Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục Dòng Tên ở Nam Kỳ - năm 1631” đã miêu tả cách ăn mặc của người Việt Nam đầu thế kỷ 17 như sau:

“Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần...”. Đấy là vị giáo sỹ đã nói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt Nam còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế. “Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông rất đẹp mắt... khi có gió thổi, các dải áo bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục...”. Thực ra, mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen may chồng lên nhau. Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu tả. Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt so với bây giờ.

Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm. Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Tuy nhiên, phần lớn phái nữ ở mọi lứa tuổi ở Huế vẫn chỉ mặc quần trắng.

ở giai đoạn này, một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống, Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.

Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn.

Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến...

Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới... Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:07 am

Tò he

Những con rồng, lân, chim, phượng ngộ nghĩnh, những ông quan, ông tướng uy nghi, hay những nàng công chúa kiêu sa… tất cả những hình tượng đó được nhào nặn từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm tò he. Họ là ai?

Bắt gặp bên đường phố Bà Triệu (Hà Nội), một đám đông trẻ nhỏ xúm xít xumg quanh một người đàn ông trung tuổi, tôi dừng chân ngó nhìn. Trước mặt người bán hàng là chiếc hộp nhỏ bên trong đựng sáu, bảy cục bột màu xanh, đỏ, tím, vàng… Có những con tò he đã nặn xong, chúng được gắn trên một chiếc que nhỏ để cắm vào những lỗ đã khoan sẵn bên thành hộp, tạo thành một đội quân sống động, nào tướng, nào binh, nào voi gầm, ngựa hý làm say lòng trẻ thơ. Đây là thứ đồ chơi, món quà quê dân dã tạo thêm nét sinh động, không thể thiếu trong những ngày đình đám, hội hè…

Với một hòm hành trang gọn nhẹ, các nghệ nhân nặn tò he thường xa nhà ít nhất là vài ba ngày, lâu là hàng tháng trời. Họ rong ruổi trong các phiên chợ quê, trong các ngõ xóm, phố phường. ? đâu có họ là có đám đông trẻ nhỏ xúm quanh. Chỉ được xem các nghệ nhân thao tác thôi, cũng đủ thấy mê rồi. Cá biệt, có người mời họ về nhà đắp những nhân vật trong hòn non bộ, nặn những bộ tam đa, những nhân vật trong truyền thuyết. Những lần như vậy, họ thường được đón tiếp và trả công khá hậu hĩnh. Theo các nghệ nhân, nếu một ca gạo chuyển thành bột, qua tay người nặn, thành sản phẩm bán thu về có giá trị bằng 3 ca gạo. Xưa thế, nay vẫn thế. Nhiều gia đình làm nghề xây nhà, mua sắm trang thiết bị, dành tiền cho con đi học, tất cả đều trông vào hòm hàng tò he.

Xưa, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ… Cái tên “tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò: các con công, gà, lợn, cá, trâu, bò… những con vật gần gũi với đời sống của cư dân nông nghiệp; Nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại. Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau nói chệch thành “tò he”. Một loại sản phẩm khác không thuộc loại chim cò mà là các mâm bồng như: nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hồng, quả oản… để phục vụ cho các bà, các cô đi lễ chùa vào các ngày rằm, mồng một có màu sắc đẹp. Sản phẩm tương đối giống đồ thực và pha thêm chút đường có thể ăn được nên trẻ con và người lớn đều thích, thường gọi là bánh vòng hoặc “con bánh”. ? làng Xuân La hiện nay còn truyền miệng bài đồng dao:

Tò he cụ bán mấy đồng,
Con mua một chiếc cho chồng con chơi.
Chồng con đánh hỏng thì thôi,
Con mua chiếc khác con chơi một mình.

Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay như xay bột cho trẻ em ăn, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt. Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong.

Ở Xuân La có nhiều nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo kỳ diệu, đầu óc quan sát, tưởng tượng phong phú có thể tạo ra những hình tượng Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, những bộ “tam đa”, “phúc- lộc- thọ”, những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ, các anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Quang Trung, Hai Bà Trưng… Những người nặn tò he vào bậc nhất trong làng phải kể đến cụ Đặng Văn Tố, Chu Văn Học, Nguyễn Văn Lộ; các anh Hải, Quang, Đức; bà Tích, em Hùng… Xem họ nặn vừa nhanh, vừa đẹp, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng phải say lòng. Dường như họ đã “phả hồn” vào các sản phẩm một cách khéo léo. Các nhân vật này được nặn trông rất sinh động, nhất là khuôn hình bộ mặt khối lớn, nhỏ phân minh. Để làm được điều đó, trong kỹ thuật tạo tác, người nghệ nhân dân gian đặc biệt chú ý tới sự linh hoạt của đôi tay và phải có óc thẩm mỹ tốt. Tay véo bột cho vừa đủ liều lượng, tay vê bột cho linh hoạt, tay dán bột tạo hình cho khéo, chính xác. Có khi họ phải thực hiện cùng một lúc cả đắp, cả vê và chuốt.

Cũng như nhiều làng nghề thủ công khác, nghề nặn tò he cũng ba chìm bảy nổi. Sau một thời gian vắng bóng, khoảng chục năm gần đây, làng tò he mới có điều kiện tiếp tục hành nghề. Năm 1999, một Cty Hồng Kông đã trực tiếp thuê người Xuân La làm tò he để xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây, hàng tò he chỉ bán ra trong các ngày rằm, ngày lễ tết thì giờ đây gần như họ đi bán quanh năm. Nhiều nghệ nhân còn đi biểu diễn, dạy cho các nhà trẻ mẫu giáo, hoặc cho người nước ngoài trong các khách sạn sang trọng. Từ những sản phẩm vốn có trong truyền thống xa xưa như: hoa quả, chim cò, thậm chí cả anh lính cụ Hồ... đều có xu hướng cập nhật với thẩm mỹ và nhu cầu hiện tại.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo tác ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 30 ngày) nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm thắm đượm. Ngôn ngữ khối trong tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ. Nó giản dị như ca dao, là tích tụ của trí tuệ nhân dân qua nhiều đời. Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam.

(Nguồn tin: Hà Nội ngày nay)
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:11 am

Bánh chưng ngày Tết

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…

Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:12 am

Bánh tráng nước dừa

Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi cho Bình Định. Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng trong cơm dừa. Ngoài việc lấy dầu, người địa phương còn dùng để làm bánh tráng nước dừa. Đây là đặc sản của cánh Bắc Bình Định. Từ Tam Quan đến Phù Mỹ dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản.

Cơm dừa được mài trên bàn răng bằng thiếc hay sắt. Cơm dừa tơi ra thành hạt hoặc hình sợi. Phải là cơm dừa già mới tốt - giờ đây cơm dừa đã quánh lại, sền sệt, trắng non. Tất cả đem lên bàn ép - đó là nước dừa dùng để tráng bánh (khác với loại nước trong veo trong trái dừa).

Bột dừa và bột mì mài hòa với thứ nước trắng đục ấy để tráng bánh. Vẫn như cách tráng bánh gạo: Một nồi đồng lớn gọi là nồi bảy, lớn hơn gọi là nồi bung; nồi đựng chừng 2/3 nước bắc lên lò (lò có cấu tạo một bếp thông hơi), đốt bằng trấu hay lá dừa. Trên mặt nồi được căng một tấm vải trắng khá dày. Nước trong nồi sôi là bắt đầu tráng bánh.

Múc một gáo bột đổ lên trên mặt vải, dùng gáo dừa, đáy hơi phẳng, quây bột cho chảy đều trên mặt vải - một nhúm mè đen được rải khắp mặt bánh, tiếp theo là hành hương được xắt, giã cũng rải đều. Nắp nồi bằng tre đan đậy lại, sau chừng nửa phút, tráng một lớp bột thứ hai. Bánh đã chín, người ta dùng một que tre dẹt, mỏng vớt bánh đặt một nửa lên bàn, một nửa thừa ra ngoài. Hơi bánh tỏa ra xung quanh. Trong khoảnh khắc bánh đã ráo. Người thứ hai nhẹ nhàng nhặt từng lá bánh đem phơi trên vỉ gọi là phên bánh. Phơi chừng một buổi là bánh khô.

Chiều xuống họ thu bánh chồng lên nhau và dùng gỗ nặng đè lên trên cho bánh phẳng, cứ mười hai cái, lấy dây chuối cột lại và đem đi tiêu thụ. Bánh hình tròn rất đẹp, mười bánh cũng dày chỉ hai phân.

Bánh đem về nướng trên lò than hồng. Bánh chín nở thêm bề dày, vặn vẹo, thơm phức. Bánh được bẻ nhỏ, chia cho người ăn. Chỉ cần vài bánh thôi có thể phân chia cho mười người ăn. Bánh vừa thơm, giòn lại vừa béo - vừa nhai là bánh đã tiêu theo nước bọt. Người nào thích lắm cũng chỉ xơi chừng một vài bánh thôi. Ăn bánh tráng nước dừa không cần bàn ghế bài bản, vừa ăn vừa nói chuyện, gặp ai cũng mời, cũng chia một phần. Có lẽ vì thế mà nó còn có tên là bánh thơm thảo. Giữa thời buổi kinh tế thị trường, có món ăn nào vừa rẻ, ngon và nhiều lại dễ phân phối như bánh tráng nước dừa đâu?

Có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất - nó mang tính đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:13 am

Bánh trôi Tàu

Khi những cơn gió lạnh đầu mùa đưa hương hoa sữa ướp thơm từng góc phố, lá cây nhuộm vàng lối đi, phố co mình lại, ta lại chợt thèm một chút gì ấm áp. Cũng chính trong những đêm rét mướt đến kỳ lạ ấy của Hà Nội, bánh trôi Tàu trở thành món quà ủ ấm những bàn tay.

Ăn bánh trôi Tàu hợp nhất là ăn vào buổi tối, mà phải ăn nóng, ăn để thấm thía cái lạnh ngoài trời đang âm thầm bủa vây, khiến lòng cảm thấy bừng bừng một cảm giác lạ lùng suốt đời không quên dù chẳng biết vì sao...

Có thể bắt gặp hàng bánh trôi Tàu rất dễ dàng bởi thức bánh này dễ làm mà cũng chẳng cần nhiều tiền vốn lắm. Đầu một con hẻm, cửa một chung cư, nép bên một góc cột đèn... Chỉ cần một cái bếp thật hồng, một nồi nước dùng thơm hương gừng và cái duyên bán hàng đon đả mời chào là đã đủ để trở thành một chốn ăn chơi cho bọn trẻ, nơi quây quần của mấy người già trong xóm, nhẩn nha chuyện con, chuyện cháu... Nguyên liệu làm bánh là những thực phẩm hiền lành của đồng đất quê nhà: bột gạo nếp, đậu xanh, gừng tươi, lạc, dừa, vừng đen... sẵn quá, thế nên thứ quà này trở thành thân quen, gần gũi, thứ quà của những đêm mùa đông rét mướt.

Cũng vo, cũng nặn như bánh chay, cái đặc biệt của món ăn này nằm ở khâu chế biến nước gừng. Đường để nấu nước dùng cho thức bánh này không thể và cũng không bao giờ là đường trắng. Phải là đường phên, còn giữ được mùi nguyên thủy của mía, có mầu nâu đỏ. Đường ấy mà tan trong nước gừng đập giập, sôi sình sịch trên bếp lò, đổ ngập cái bánh nóng từ trong nóng ra và rắc thêm ít lạc rang hơi quá tay giã dối thì ngon phải biết. Một bát bánh trôi Tàu đúng kiểu bao giờ cũng có hai viên bánh to bằng hai quả trứng gà ri. Một viên nhân đậu xanh nghiền nhuyễn với đường cát trắng, một viên nhân vừng đen xay. ấy thế mà hai thứ nhân trái ngược ấy lại được luộc chung một nồi, múc chung một bát, vậy mà người bán hàng cấm có múc sai bao giờ. Lúc nào bát bánh trôi Tàu cũng có đủ hai viên với hai loại nhân như sáng với tối dầm trong thứ nước đường màu vàng sóng sánh như hổ phách, thơm phức mùi gừng. Trong ngọt có cay, trong mềm có rắn, trong cong có thẳng hòa quyện với nhau tạo thành một thức ăn thơm, béo, bùi, cay thật khó tả. Ta có thể cảm nhận được cả cái hiền lành của ngũ cốc quê nhà, cái dịu dàng khó tả của bột sắn, thoang thoảng hương gừng... Cả vũ trụ như thu nhỏ lại trong chiếc bánh trôi.

Ăn thức bánh này ngon nhất là vào khoảng chín mười giờ đêm mùa lạnh. Cái cảm giác được ngồi cạnh nồi nước đường nâu nâu đo đỏ, đang sôi sình sịch, bốc mùi gừng thơm ngát trên bếp lửa hừng hực, nhìn theo cái vá trong tay người bán chan ngập nước đường vào cái chén trũng con con đã có sẵn cặp bánh tròn trĩnh trắng muốt thật không gì thú bằng. Hãy dùng đầu muỗng xắn một chút, một chút thôi vào góc bánh, nhúng ngập vào nước đường rồi đưa lên môi. Chỉ khi toàn thân ấm dần lên mới thấy thế nào là tác dụng kỳ diệu của cái lạnh vào món ăn. Nước đường thì nóng, vị ngọt lại sắc, gừng cay nhẹ, tiết trời thì lạnh buốt đã làm cho miếng bánh trở nên hết sức nhẹ nhàng. Món bánh trôi Tàu trở thành thơm thảo bởi nó mang trong mình biết bao hương vị quê nhà, trở thành hoài niệm cho những người đi xa biết còn nơi ấy để thương về.

ở Hà Nội, có một quán bánh trôi Tàu rất đông khách, đó là quán của nghệ sĩ Phạm Bằng, 30 Hàng Giầy. Khách đến ăn không phải vì tò mò xem ông nghệ sĩ ấy nấu nướng ra sao mà quả thật ăn bánh ở đây có vị rất khác biệt. Nghe đâu vợ ông đã có lần được mời sang Trung Quốc huấn luyện công nghệ làm món bánh trôi Tàu, chí mà phù, lục tàu xá. Ông cũng đã từng thẳng thắn tuyên bố với báo chí rằng, chính cái nghề bán bánh trôi Tàu của vợ ông đã nuôi sống gia đình ông suốt 25 năm qua, nhờ đó ông mới gây dựng được sự nghiệp nghệ thuật của mình. Giờ đây, khi nghề diễn đã lo nổi cho cuộc sống nhưng gia đình ông vẫn duy trì nghề làm bánh trôi chỉ vì ông muốn bày tỏ lòng biết ơn món bánh dân dã này. Theo như lời ông kể, ngày xưa, phố Hàng Giầy có 98% là người Hoa với biết bao món ăn bình dân của người Tàu như bánh bao xíu mại, tỉm xắm, lồ mại phàn, phá xa... Trước kia, ông có hợp tác làm bánh trôi với một người Hoa, họ giữ nghề ghê lắm nên những lúc vắng mặt họ, hai vợ chồng xúm vào nghiên cứu xem trong bột họ làm những gì, làm thử để ăn rồi phân tích, mất đến một vài năm mới làm được. Và rồi, trời cũng chẳng phụ người có công. Thương hiệu bánh trôi Tàu Phạm Bằng trở nên thân quen với người Hà Nội từ ấy. Quán hàng của ông đông khách dần, thậm chí địa chỉ quán của ông đã được giới thiệu trên rất nhiều trang web hướng dẫn du lịch của nước ngoài với cái tên trìu mến: bánh trôi Tàu bác Bằng.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:15 am

Các trò chơi dân gian ngày đầu xuân

Pháo đất - trò chơi thu hút nhiều nhất khách tham quan.

"Bụp, bụp, bụp..." - pháo đất nổ âm vang kèm theo tiếng reo hò cổ vũ của các đội chơi và du khách đã phá tan không gian yên tĩnh của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (HN). Trong các ngày 8-9/2, tại đây còn diễn ra nhiều trò chơi truyền thống như đu quay, pháo bông, thả đèn trời, hát trống quân của các làng quê VN.

Pháo đất của người dân thôn Đông Hội, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, Hải Dương được đánh giá là hay nhất. Trên sàn xi măng, từng tốp gần 8 người đàn ông cùng xoay tròn với mâm pháo của mình. Họ dùng tay, đôi khi cả chân để nhào khoảng 20 kg đất cho mịn màng và nắn thành hình bầu dục với bề ngang 40 cm, bề rộng từ 60 đến 100 cm. Kế đó, người chơi dùng tay miết xung quanh tạo thành một vành đất. Hồi hộp nhất là lúc nâng pháo lên cao và thả xuống mặt đất bởi khi ấy mới biết được pháo nổ rền hay là xịt.

Theo các bậc cao niên thôn Đông Hội, một mâm pháo đẹp phải hội đủ các tiêu chuẩn: khi đập xuống vành đất duỗi dài, không bị đứt đoạn; vành tách ra khỏi thân pháo và nằm vắt ngang thân; tiếng nổ to, âm vang. Muốn đạt được điều đó người chơi phải có tư thế gieo pháo đúng, không được chụm châm mà phải đứng chân trước chân sau, nâng pháo ngang ngực và xoay người 90 độ. Đất làm pháo mịn màng, không ướt, không có tạp chất và phải là thứ đất sét gan gà, màu đỏ sẫm đã được nhào nặn cho nhuyễn.
"Nhìn thì thấy trò chơi rất đơn giản, nhưng để tạo được một mâm pháo đẹp phải có thời gian luyện tập và niềm đam mê", ông Đặng Văn Sĩ, 60 tuổi, đội trưởng đội pháo đất của thôn Đông Hội, cho biết. Gần 30 năm chơi pháo đất, ông Sĩ rất tự hào bởi đã lập kỷ lục khi tạo được quả pháo với vành đất dài tới 2 m. Theo ông Sĩ, trò chơi này có từ thời Lê Chân (vị tướng của Hai Bà Trưng) với mục đích nghi binh hoặc để chơi trong các ngày hội hè nhằm xua tan khí âm, dịch bệnh, mang lại sự khoẻ mạnh cho con người. Đó cũng là dịp để trai làng thể hiện sự khéo léo, sức khoẻ và lòng kiên trì.

Các ông bà lại ngồi hát trống quân.

Một trò chơi cũng thu hút nhiều du khách là hát trống quân của nông dân xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Các bà, các ông trong trang phục truyền thống, tuổi đã ngoài 50, nhưng vẫn say sưa trong câu hát giao duyên, ca ngợi tình làng nghĩa xóm. Mỗi khi có câu hát tinh nghịch, hoặc chơi khó đối phương, khán giả gần như nín lặng để nghe lời đối đáp và sau đó là những tiếng vỗ tay rào rào. Ví dụ như một ông lên tiếng: "Chiều qua em cấy đồng sâu/Đôi vú lõm bõm tưởng con trâu nó đầm". Chẳng chịu lép vé, một bà nhanh miệng trả lời: "Trời quang sao mắt tối sầm/Gái đây sao cứ gọi bầm đòi xu".

Hát trống quân rất đơn giản, nhạc cụ chỉ là một chiếc thùng gỗ lật úp. 2 chạc của một đoạn nạng gõ được dựng chính giữa thùng và một sợi dây mây căng qua trạc, buộc cố định vào cọc sâu ở hai đầu Đông - Tây. Người hát cầm dùi gỗ hoặc tre vừa gõ vào dây tạo tiếng thừng thừng, vừa hát đối đáp. Đàn ông thường mở đầu, phụ nữ đối lại, cứ như vậy cuộc hát chỉ chấm dứt chừng nào một bên không đối được. Bà Nguyễn Thị Thanh Xuyên, 52 tuổi, người hát trống quân nổi tiếng của xã Dạ Trạch, cho biết xưa hát trống quân để chiêu quân đánh giặc và ăn mừng chiến thắng, sau này để trai gái giao duyên, tìm hiểu nhau. Nhưng do giới trẻ không mấy thích loại nhạc đơn sơ, mộc mạc này nên hiện chỉ còn các bà già, ông già hát. Để duy trì các làn điệu trống quân, xã Dạ Trạch có tổ chức các lớp dạy hát, nhưng cũng không được thường xuyên vì thiếu kinh phí.

Một dàn pháo bông vừa hoàn thành.

Với những em nhỏ, thú vị nhất là được chiêm ngưỡng cây pháo bông của nhân dân làng Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, Hải Dương. Để trình làng cây pháo bông cao gần 10 m, với gần 1.000 quả pháo các loại từ thăng thiên, phun, quay đến pháo phụt, toả, 4 người thợ của làng đã phải chuẩn bị từ nửa tháng trước đó. Đến đây, họ chỉ việc chặt tre, dựng cột, đan lồng và kết pháo. Anh Phạm Văn Khoáng, người duy nhất ở xã Hồng Phong còn giữ được nghề kết pháo bông cho hay: "So với pháo hoa bắn hôm 30 Tết, pháo của chúng tôi bắn tầm thấp, tối đa là 200 m. Cái đặc biệt là do trụ pháo quay tròn, quả được gài từ thấp đến cao nên tạo ra một cây pháo nổ liên hoàn, trông rất đẹp mắt".

Đến tham quan có rất đông du khách trong và ngoài nước. Họ nhiệt tình tham gia các trò chơi tập thể như múa sạp, ném còn của người Thái, đu quay. Nhiều bậc phụ huynh dẫn con đi để giới thiệu cho chúng biết về những trò chơi mà ông cha chúng từng say mê. Chị Liên, nhà ở Giảng Võ, nói: "Tôi muốn có nhiều cuộc triển lãm như thế này để các cháu có thêm hiểu biết về con người đất nước, đặc biệt là về trò chơi dân gian của các vùng nông thôn Việt Nam".

Như Trang
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:16 am

Di tích - danh thắng Đồng Nai: Nhà lao Tân Hiệp

Nhà lao Tân Hiệp còn có tên là "Trung tâm cải huấn Tân Hiệp" tọa lạc ở khu phố 6, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa. Di tích Nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ/BT ngày 15/01/1994.

Nhà lao Tân Hiệp là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất vùng Đông Nam bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía đông bắc thị xã Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông, dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc...

Nhà lao Tân Hiệp có diện tích 46.520m² với 8 trại giam, trong đó có 5 trại giam những người tù cộng sản, người yêu nước. Xung quanh nhà tù được bao bọc bởi 4 lớp kẽm gai bùng nhùng với 9 lô cốt, 3 tháp canh cùng đội lính bảo vệ và hệ thống báo động tối tân.

Mang tên "Trung tâm cải huấn" nhưng thực chất bên trong là kho súng, phòng xét hỏi, tra tấn với những dụng cụ hiện đại bậc nhất. Mỗi trại giam chỉ có diện tích gần 200m2 nhưng giam giữ từ 300-400 người, có lúc lên đến cả ngàn người. Đặc biệt ở đây có các phòng "cải hối", "chuồng cọp" rất nhỏ hẹp và điều kiện sinh hoạt cực kỳ khắc nghiệt, tù nhân sống chẳng khác gì trong lò thiêu xác. Chế độ ăn uống cực kỳ mất vệ sinh, bọn cai ngục mua gạo mục, cá thối dùng để bón ruộng, chiên bằng dầu luynh cho tù nhân ăn dẫn đến nhiều người bị ngộ độc.

Với quyết tâm thoát khỏi nhà tù đế quốc, trở về với Đảng, với nhân dân để tiếp tục chiến đấu, giải phóng dân tộc, ngày 02/12/1956, được sự nhất trí của Liên Tỉnh ủy miền Đông, những chiến sĩ cộng sản bị "câu lưu" trong nhà lao Tân Hiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Trọng Tâm (Bảy Tâm) - phụ trách Đảng ủy nhà tù và một số đồng chí khác đã bất thần làm một cuộc phá xiềng tập thể giải thoát gần 500 đồng chí, đồng bào yêu nước. Sự kiện này đã làm xôn xao cả Lầu Năm Góc. Mỹ - Diệm vội vã huy động cả quân chủ lực lẫn bảo an, dân vệ đang trấn thủ 3 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một và hai biệt đoàn biệt động quân đến bủa lưới bao vây, truy bắt đoàn tù nhưng đều thất bại. Các đồng chí, đồng bào của ta thoát khỏi nhà lao Tân Hiệp đã được sự giúp đỡ, che chở của các cơ sở địa phương, trở về căn cứ an toàn. Trong số tù nhân vượt ngục có các đồng chí: Bảy Tâm, Hai Thông, Lý Văn Sâm... đã trở thành những hạt nhân nòng cốt cho phong trào Đồng Khởi sau này.

Năm 2001, để tái hiện phần nào tội ác của Mỹ - Diệm đối với các đồng chí, đồng bào ta bị giam cầm tại nhà lao Tân Hiệp và diễn tả lại toàn bộ cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp ngày 02/12/1956, Bảo tàng Đồng Nai đã tiến hành sưu tầm hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại di tích và làm một sa bàn để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan của mọi tầng lớp nhân dân. Hàng ngày, di tích luôn mở cửa đón khách tham quan.

Năm 2005, các cơ quan chức năng đã tiến hành lập dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp di tích nhà lao Tân Hiệp trên cơ sở giữ nguyên các yếu tố gốc, để di tích nhà lao Tân Hiệp sẽ trở thành địa chỉ đỏ - nơi tham quan, học tập, giáo dục truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:17 am

Động Phong Nha - Chốn Thần Tiên

Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.

Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.

Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.

Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.

Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.

Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".

Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:

1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:18 am

Mùng bảy tết gà, mùng ba tết cá

Ngày xưa, cả huyện Thạch Thất (Hà Tây) chỉ mỗi làng Canh Nậu mới có Tết Cá, Tết Gà. Nghĩ cho cùng thì cũng hợp lý thôi. Sau ba ngày, ba mươi, mồng một, mồng hai, dưa hành rồi các loại thịt làm người ta có cảm giác ngây ngấy, ngày mồng ba được ăn món cá thấy ngon và thú vị hơn.

Ngay từ mờ sáng mồng ba, đường làng ngõ xóm đã gọi nhau í ới, tiếng chân rậm rịch sôi động, rộn rã về chợ phiên của làng. Chợ cung cấp cá cho làng ăn tết mồng ba. Vì thế, để có cá bán, cứ khoảng cuối năm, những ao của làng đều rất cạn, chỉ để lại đủ xâm xấp nước đáy ao cho cá sống, đợi đến mồng hai sẽ tát vét cá cho dân làng. Ao làng giờ đây cũng còn rất ít, nhưng dân buôn cá trong vùng đến ngày mồng ba vẫn mang cá về đây bán.

Không ai biết Tết Cá của làng này có từ bao giờ, các cụ già trong làng cũng chỉ biết vậy để nhắc nhở con cháu, chứ chẳng ai lý giải được nguồn gốc của nó. Thế hệ này đến thế hệ khác cứ thế mà làm theo. Ngày mồng ba nhà nào cũng phải có con cá trong mâm cơm cúng. Nhà giàu thì có dăm ba món chế biến từ cá, nhà nghèo cũng phải có con cá rán nho nhỏ bày lên cho phải phép.

Từ ngày mồng bốn đến ngày mồng sáu, nề nếp sinh hoạt trở lại bình thường. Nhưng đến ngày mồng bảy, nhà nhà, người người đều phải gác lại mọi công việc đống áng để… ăn Tết tiếp. Tết này không ăn cá nữa mà ăn thịt gà. Nghe các cụ kể ngày xưa có một gia đình ở làng, khi Tết xong đã lâu, giò thủ, dưa hành đã hết, lại tìm được chiếc bánh chưng đã bị chuột cắp. Chẳng có gì để ăn, thế là đi bắt con gà làm thịt, rồi cái lệ ăn gà vào ngày mồng bảy cũng từ đó. Nhà nhà trong mâm cơm cúng tổ tiên ít nhất cũng phải có một đĩa thịt gà.

Trong hai ngày mồng một, mồng hai Tết, người ta đi Tết nhau, họ chỉ uống chén trà, nhâm cái kẹo để "lấy may". Sau lời chúc tốt đẹp đầu năm, chủ và khách đều mời nhau đến nhà ăn bữa cơm cá vào ngày mồng ba, nếu người được mời từ chối, thì sẽ được mời tiếp "thế mồng bảy rảnh rỗi, đến ăn tết gà với gia đình tôi nhé!". Người thật lòng muốn vậy, cũng có người dù biết khách chẳng đến, vẫn cứ mời như câu cửa miệng. Hình như mọi người đều có ý nghĩ rằng trong câu mời ấy là một lời nhắc nhở nhau nhớ đến phong tục tốt đẹp của người làng mình. Nhà ai mà có khách ở xa đến vào những ngày Tết này sẽ cảm thấy tự hào may mắn lắm, và du khách có từ chối đến mấy cũng phải nán lại uống chút rượu, nhắm tí thức ăn đặc trưng của ngày Tết ấy.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:18 am

Phố Cổ Hà Nội

Ðặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. Thí dụ: Hàng Ðào, Hàng Ðường, Hàng Mã, Hàng Thiếc...

Du khách mới đến Hà Nội, dạo qua khu phố cổ - phố nghề sẽ thấy được nét khác biệt giữa Hà Nội và các thủ đô khác mà du khách đã đi qua.Từ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm đi bộ lần lượt qua các phố Hàng Ðào, Hàng Ngang, Hàng Ðường là đến chợ Ðồng Xuân. Phố Hàng Ðào hình thành từ thế kỷ XV, dân ở đây làm nghề nhuộm vải. Thời đó họ chỉ chuyên nhuộm màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào... nên có tên gọi là Hàng Ðào.

Từ đời Lê (thế kỷ XV) nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang. Xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại. Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi, Hàng Ðường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo...

Chợ Ðồng Xuân đã có hơn 100 năm, là chợ lớn nhất Hà Nội, nơi hội tụ sản vật trên rừng, dưới biển của cả nước. Chợ Ðồng Xuân là chiến luỹ oanh liệt của các chiến sĩ cảm tử bảo vệ Hà Nội năm 1946.

Sát với chợ Ðồng Xuân là phố Hàng Mã. Mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu ở phố này gần như không thay đổi từ khi lập phố. Có khác chăng bây giờ nhiều chủng loại hàng hơn trước. Hàng năm, vào dịp tết Trung thu của trẻ em (15/8 âm lịch) cả phố Hàng Mã trở thành một chợ bán đồ chơi muôn màu sắc: đèn ông sao, đèn xếp, đèn kéo quân, đầu sư tử...

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Ðông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa.

Một phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc. Ðến đây bạn sẽ nghe râm ran tiếng búa gõ vào những mảnh tôn, mảnh thiếc trắng lấp lánh. Những người thợ thiếc ở phố này suốt ngày cặm cụi làm các đồ dùng từ nhỏ đến lớn như chân đèn, thùng, chậu, gáo múc nước, hòm, bể nước... Người các tỉnh cũng về Hàng Thiếc buôn hàng đưa về bán ở các địa phương...
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:21 am

Phố kéo

Những người thợ trẻ với nghề làm kéo

Sài Gòn có những con phố đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến tên là người dân ai cũng biết, nhưng phố kéo xem ra còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhất là những người không phải trong nghề...

Giữa lòng thành phố hơn 300 tuổi này, phố kéo Triệu Quang Phục (Q.5, TP.HCM) hội tụ nhiều thợ trẻ gắn bó với nghề...

Bạn trẻ với nghề không ngày nghỉ

Sáng chủ nhật, không đông người qua lại trên đường, thế nhưng phố kéo vẫn nhộn nhịp kẻ ra người vào: khách hàng từ một công ty may đến đặt kéo, bà nội trợ đến nhờ mài giùm một chiếc kéo, cậu SV trường trung học dạy nghề đi tìm cho mình chiếc kéo cắt tóc vừa ý... Bạn Văn Hoàng (Q.9, TP.HCM) cho biết: "Mình đang theo học nghề hớt tóc. Nghe bạn bè giới thiệu khu này có bán nhiều loại kéo phù hợp với nhiều ngành nghề, giá lại rẻ nên mình đã tìm đến đây". Hầu hết những tiệm kéo khu này đều là xưởng sản xuất gia đình, vừa sản xuất vừa kiêm dịch vụ (mài, sửa kéo) và bán hàng.

Nhắc đến kéo, người ta thường nghĩ đến dụng cụ của anh thợ cắt tóc, chị thợ may... Nhưng khi đến với phố kéo mới biết, có tới hàng trăm loại kéo dù thoạt trông bề ngoài không khác nhau mấy. Theo anh Lượng (30 tuổi), một người có thâm niên với nghề kéo, kéo không chỉ gắn liền với nghề may, nghề cắt tóc mà nó còn gắn liền với công việc hằng ngày của các bà nội trợ, từ chị bán cá ở chợ đến những tiệm bán hoa, cái lưỡi dao trong máy quay sinh tố, đồ cắt móng tay, những chiếc kềm... "Chỉ khác chất liệu, kích thước, thay đổi một chút thao tác làm là sẽ có một loại kéo khác ngay", anh Lượng nói.

Vì thế, khách hàng bước vào khu phố kéo dễ dàng bị choáng ngợp bởi hàng trăm loại kéo được trưng bày. Ngoài những loại kéo do chính cửa tiệm làm ra thì hầu hết các tiệm ở đây đều trưng bày cả những loại kéo do nước ngoài sản xuất như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Lợi thế của những cây kéo này là mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt. Trong khi kéo sản xuất tại tiệm chỉ vài ngàn, vài chục, cao lắm là hơn một trăm thì kéo ngoại đôi khi lên đến giá bạc triệu, vẫn được khách hàng chọn mua nhưng không nhiều do giá quá cao, đôi khi chất lượng không phù hợp.

Bán kéo không có mùa cao điểm, cứ làm việc quanh năm, không có ngày nghỉ (kể cả ngày lễ, ngày chủ nhật). Bất kỳ lúc nào một sản phẩm mới được làm ra là đưa vào giới thiệu với khách hàng ngay, không cần phải chờ đợi hoặc chọn lựa thời điểm thích hợp như nhiều ngành nghề khác.

Các công đoạn làm kéo

Khi trò chuyện với anh Lượng, tôi thấy anh nói nhiều và nhấn mạnh đến yếu tố con người. Mà quả đúng là như vậy, không chỉ với nghề kéo mà tất cả những nghề thủ công khác, vai trò của người thợ cực kỳ quan trọng. Để làm nên một cây kéo phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn chất liệu - phải là loại thép chịu lực tốt, đến khâu nung lên cho nóng chảy rồi vừa rèn vừa quai, tạo thành hình lưỡi kéo, sau đó mài bằng máy, mài bằng tay sao cho lưỡi kéo bén ngọt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, lau chùi và cuối cùng là ráp lại, tra quai, tra dầu, gắn ốc để tạo thành cây kéo hoàn chỉnh. Tất cả những khâu này đều làm bằng tay, nếu không có những người thợ tài hoa thì một sản phẩm mới không thể hoàn thành được.

Anh Lợi - thợ làm kéo cho biết, khi chọn mua kéo, ngoài yếu tố chất liệu (inox, sắt, thép...), độ sắc bén, người mua cũng cần phải lưu ý những đặc điểm riêng của từng loại như: kéo cắt chỉ dùng trong may mặc thì nhỏ, hai quai bằng nhau; kéo cắt vải thường có một quai lớn, một quai nhỏ, lưỡi kéo khá to; kéo cắt simili, bìa các-tông có hai quai như nhau, bản to; kéo cắt gia dụng (cắt lá, cây, nhựa, cá...) có hai quai to bằng nhau, kích cỡ đa dạng... Để kéo được bền, sau khi sử dụng xong nếu để lâu không dùng phải thoa nhớt để chống sét rồi cho vào bao ni-lông (để nhớt không bị khô), cất ở nơi thoáng mát.

Anh Lượng cho biết, thời gian để hoàn thành một cây kéo thường từ 15 đến 20 phút, nhưng lắm khi mất hơn cả tiếng hoặc nhiều tiếng đồng hồ, tùy thuộc vào chủng loại, kích cỡ và tính chuyên môn của từng sản phẩm. Bởi thế, điều mà những người làm kéo nơi đây trăn trở không chỉ là giá nguyên vật liệu đang ngày một tăng cao mà còn là việc đào tạo những người thợ. Tiệm Trọng Xuân được coi là tiệm lớn nhất phố kéo hiện cũng chỉ có 7 người thợ. Anh Lượng cho biết thời gian trung bình để đào tạo một người thợ từ khoảng từ 1 đến 3 năm, tính cả thời gian làm cho thạo việc phải mất hơn 5 năm, để trở thành thợ giỏi phải mất hơn 10 năm hoặc thậm chí cả đời.

Nhưng không phải người thợ nào cũng gắn bó mãi với nghề vì nghề kéo đòi hỏi ở người thợ tính bền bỉ, sáng tạo nhưng thu nhập lại không cao, nếu không yêu nghề thì khó có thể gắn bó lâu dài được. Đôi khi, thợ ngưng làm việc để chuyển sang công việc khác thì lập tức công việc của tiệm sẽ gặp khó khăn. "Nhưng ít khi nào xảy ra trường hợp như vậy lắm, vì đã chọn nghề nghĩa là đã đam mê!", anh Lượng nói.

Chúng tôi nhìn sang Dũng, Thanh, những người thợ trẻ ngoài 20 tuổi đang say sưa với những chiếc kéo, ngẫm lại thấy lời anh nói thật đúng. Tôi hỏi: "Có nhiều nhà máy sản xuất kéo ra đời, anh có lo kéo thủ công của ta bị các loại kéo này đánh bật?", anh Lượng cười bảo không lo, bởi khách hàng của anh không chỉ là những công ty lớn như: Công ty da giày Lạc Tỷ, Lạc Cường, Lạc Xuân, Duy Hưng, Duy Khang, công ty may Hòa Bình, xí nghiệp may Sài Gòn II, Thuận Phú... mà còn nhiều khách hàng nhỏ. Vì làm thủ công nên tiệm của anh có thể nhận làm một cây kéo cho khách hàng, sửa, mài từng cây kéo - điều mà những nhà máy sản xuất theo dây chuyền không thể làm được.

Cùng với những "phố thuốc bắc" Hải Thượng Lãn Ông, "phố thiệp cưới" Lý Thái Tổ..., phố kéo Triệu Quang Phục đã và đang góp phần làm sôi động thêm nếp sống đô thị ở TP.HCM.

Theo Thanh niên
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:23 am

Bút bi

Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy.

Lịch sử

Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.

Năm 1943, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.

Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Các bộ phận của một chiếc bút bi
Các bộ phận của một chiếc bút bi

Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.

Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Các nhãn hiệu bút bi nổi tiếng

* Mont Blanc
* Cross
* Waterman
* Parker
* Bic

Mô tả

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.

Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.

Bút bi trong đời sống hằng ngày

Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biết nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:27 am

Nón lá

Muốn ăn cơm trắng cá trê Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông Cách Hà Nội chừng 40 km về phía Tây, làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng về nghề làm nón lá. Với 2.400 hộ dân ở đây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo, ít cày cấy. Từ lâu đời, hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao, đã in đậm vào tâm thức người Việt Nam. Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọi nẻo đường, trên những cánh đồng lam lũ, và ngày nay, trên cả những sàn diễn thời trang rực rỡ. Nón làng Chuông đẹp dáng, lại bền, từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng.

Xa xưa, nón làng Chuông là món quà tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng, được làm nên bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng nghề. Còn ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trong và ngoài nước.

Trung bình một ngày, làng Chuông làm được 7.000 chiếc nón, mang tiêu thụ ở các tỉnh. Ngoài ra, nón làng Chuông đã được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.

Tuy nhiên, so với các làng nghề khác, người dân làng Chuông vẫn còn nghèo. Nguyên liệu lá lụi phải nhập từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, vì làng không tự trồng được. Giá nón xuất đi lại rẻ, chỉ từ 3.000 đến 7.000 đ/chiếc, nên cả gia đình cùng làm thì chỉ thu nhập trung bình một hộ chỉ là 10.000 – 15.000 đ/ngày.

Cầm chiếc nón trắng lóa với những đường khâu khéo léo và chắc chắn trên tay, ít ai biết rằng, để làm nên nó cũng thật lắm công phu. Đầu tiên là việc chọn lá. Lá lụi mua về được vò trong cát rồi phơi hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang bạc trắng. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, không nát.

Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Khi nối, bắt buộc vòng nón phải tròn và chỗ nối không có vết gợn. Khác với nón thường có đến 20 lớp vòng, nón làng Chuông có 16 lớp vòng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại.

Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó, vì lá dễ rách, nên chỉ những bàn tay khéo léo, có kinh nghiệm mới làm được. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, nhưng mềm mại, từng mũi khâu thẳng, đều từ vòng trong và vòng ngoài.

Chiếc nón thành hình, người thợ hơ chiếc nón qua hơi diêm sinh làm cho mầu nón trở nên trắng muốt và nón không mốc.

Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp người như nón ba tầm cho các cô gái; nón nhô, nón lông, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng. Nhưng từ năm 1940 cho đến nay, những người thợ làng Chuông chỉ còn làm duy nhất một loại nón.

Ông Hai Cát, một nghệ nhân giờ đã hơn 80 tuổi, là người có công mang nón Xuân Kiều, còn gọi nón Ba Đồn, về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ.

Hiện tại, làng chỉ còn hai nghệ nhân làm nón cổ. Đó là ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm, còn gọi là nón quai thao.

Làm nón quai thao khó và phức tạp hơn làm nón thường, nhưng lại không sử dụng phổ biến. Bởi vậy, nghề làm nón đã nghèo, làm nón quai thao lại càng nghèo hơn. Nhưng với ý định “Giữ cho một sản vật cổ truyền không bị mất đi trong cuộc sống hiện tại và để con cháu biết giữ gìn nó”, nghệ nhân Trần Văn Canh đã quyết định tìm hiểu và giữ nghề truyền thống làm nón quai thao của làng. Bảy mươi tư tuổi, bị mất một chân trong cuộc chiến tranh, nhưng bàn tay ông vẫn nhanh nhẹn, khéo léo. Sản phẩm ông làm ra được xuất đi theo đơn đặt hàng của đoàn văn công các tỉnh. Những chiếc nón quai thao của ông đã từng được trưng bày tại các triển lãm trong và ngoài nước.

Chợ làng Chuông họp một tháng sáu phiên chính, vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30. Những phiên chợ này chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành từng chồng dài, trắng lóa. Nghề làm nón thích hợp với phụ nữ và họ cũng là người tiêu thụ chủ yếu. Vì thế, các phiên chợ làng thu hút rất đông các bà, các cô tới. Đến phiên chợ làng Chuông vào những ngày đầu năm, mới thấy hết được những đặc sắc của một làng nghề truyền thống, mới biết rằng mầu nón trắng đã trở thành một thứ gần gũi thân thiết với người dân. Mầu trắng của nón lấp loáng khắp nơi, xen lẫn khuôn mặt hồng hào của người thôn nữ, cùng những tiếng cười nói, mời chào rộn ràng. Mặc dù còn nghèo, nhưng nhiều gia đình chỉ làm nón mà đã nuôi hai, ba người con học hết đại học. “Tôi tự hào với nghề truyền thống của làng, nhưng mong rằng, làng nghề được quan tâm nhiều hơn để cuộc sống những người làm nón như chúng tôi bớt khó khăn”. Một nghệ nhân hơn 40 năm gắn bó với nghề, gia đình từng năm đời làm nón, đã thổ lộ như vậy.

Bên những triền đê phơi lá lụi trắng xóa, bàn tay những người dân làng Chuông, từ em bé 7, 8 tuổi cho đến cụ già 70, 80 tuổi vẫn từng ngày gìn giữ vẻ đẹp cho một nghề truyền thống, giữ gìn một nép đẹp bình dị của người phụ nữ Việt Nam, góp thêm niềm tự hào của chúng ta với bạn bè quốc tế.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:31 am

Bút chì

Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự.

Cấu tạo

Lõi làm bằng chì và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Phân loại

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.

- Bút chì màu
- Bút chì đen
- Bút chì than chì, bút chì than và bút chì than bọc giấy

Sản xuất

Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.

Phân loại về độ cứng

Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.
9H 8H 7H 6H 5H 4H 3H 2H H F HB B 2B 3B 4B 5B 6B 7B 8B 9B

Cứng nhất → Trung bình → Mềm nhất

Phân loại theo ứng dụng

* Bút chì viết
* Bút chì kỹ thuật: bút chì kim Image:Mechpencil05.jpg
* Bút chì màu học sinh
* Bút chì màu nước
* Bút chì màu dầu
* Bút chì trang điểm

Lịch sử phát minh và ứng dụng bút chì

Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus.

Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564 tại Borrowdale, Anh.

Bút chì được sản xuất lần đầu tiên tại Nuremberg, Đức, năm 1662.

Câu chuyện về "Giải quyết vấn đề dùng bút chì"

Trong các khóa huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, người ta thường dùng ví dụ về bút chì để minh họa cho ý kiến "Đơn giản là sức mạnh". Câu chuyện được kể như sau:

Vào những năm 70, NASA đã chi hàng triệu đô la Mỹ để nghiên cứu một loại bút áp lực để các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng một phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là viết trong tình trạng không trọng lực: sử dụng bút chì truyền thống.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:36 am

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 40 m, tọa lạc tại ở trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố.

Lịch sử

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Thiên Chúa giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ.

Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng một thánh đường bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.

Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Thiên Chúa và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gôtich, mô phỏng nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), nhưng nhỏ hơn, đã được chọn. Kiến trúc này thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.

Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:

* Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
* Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
* Vị trí hiện nay.

Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.

Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Đức cha Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó Soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ ban phước và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.

Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.

Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì Đức cha làm Giám mục với hiệu toà Adran) dẫn Hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục Giám Mục, tay phải dẫn Hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.

Năm 1959, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay Linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin đức mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng Y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.

Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thánh đường được mang tên Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn.

---> To be continue
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
thanhmeovn
Black Cat
Black Cat
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 195
Age : 30
Registration date : 15/08/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue700/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (700/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Thư viện tư liệu văn thuyết minh Left_bar_bleue500/500Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty_bar_bleue  (500/500)

Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10Sat Aug 25, 2007 6:37 am

Nhà thờ Đức Bà (cont)

...

Những nét đặc sắc

Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133 m, tính từ cửa ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35 m. Chiều cao của thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.

Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.

Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1 m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay. Hiện tại, thánh đường đang sử dụng một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP.HCM "gửi".

Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol, la, si, đô, rê, mi), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, si, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, đô). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo.

Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 3.150 kg, chuông re nặng 2.194 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông. Vào đêm Giáng Sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.

Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống chuông riêng, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.

Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latin: REGINA PACIS - OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX (Nữ vương Hoà bình - Cầu cho chúng tôi - 17/02/1959). Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
Về Đầu Trang Go down
http://otaku4ever.mam9.com
Sponsored content





Thư viện tư liệu văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư viện tư liệu văn thuyết minh   Thư viện tư liệu văn thuyết minh Love10

Về Đầu Trang Go down
 
Thư viện tư liệu văn thuyết minh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nội quy box Văn - Thơ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ChiChiChi forum :: CLB học tập :: Văn học's club-
Chuyển đến