ChiChiChi forum OhIo! wEo CuM tO c3 fOrUm! |
|
| Cosplay-Một phần của đời sống Otaku | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
thanhmeovn Black Cat
Tổng số bài gửi : 195 Age : 31 Registration date : 15/08/2007
Character Sheet Uzumaki Naruto: (700/500) Uchiha Sasuke: (500/500)
| Tiêu đề: Cosplay-Một phần của đời sống Otaku Sat Aug 18, 2007 8:14 am | |
| ● Khái niệm
Cosplay xuất phát từ cụm từ tiếng Anh “Costumer Play” chỉ việc hoá thân thành nhân vật trong anime, người hoá thân trong các trang phục đó được gọi là “Cosplayer” hay ngắn gọn là “Layer”.
Trong thực tế, cosplay là một hình thức biểu diễn mà những người tham gia mặc những trang phục giống với trang phục của những nhân vật mà họ yêu thích trong các anime, manga, game hay các ca sĩ thần tượng rồi nhập vai thành nhân vật đó. Ngày nay, có thể thấy cosplay trong các hội chợ truyện tranh không chuyên (Comike) hoặc Đại hội cosplay thế giới tổ chức mỗi năm một lần tại nhiều nước khác nhau.
● Sự xuất hiện của cosplay
Cosplay lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1978, trong một Đại hội khoa học giả tưởng diễn ra tại hồ Ashinoko, tỉnh Kanagawa. Một nhà phê bình văn học đã hoá trang thành tiểu thuyết gia nổi tiếng Edgar Rice Burroughs, và đó được coi là xuất phát điểm của phong trào cosplay ở Nhật Bản. Đã có không ít người nhầm lẫn nhân vật hoá trang này là thần biển cả Triton, dẫn tới giả thuyết cho rằng hình ảnh hoá trang thần biển cả là điểm khởi đầu của cosplay Nhật Bản. Những gì diễn ra trong đại hội ở hồ Ashinoko khi đó khá giống lễ hội hoá trang trong Đại hội khoa học giả tưởng ở Mỹ, khi một số thành viên tham gia đã hoá trang thành những nhân vật trong tác phẩm khoa học giả tưởng và biểu diễn trên sân khấu. Sau đó, cosplay xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ trong hội chợ Comike mà còn xuất hiện tại các Đại hội khoa học giả tưởng trong nước và nhiều Hội chợ truyện tranh không chuyên khác.
Giới truyền thông Nhật Bản, các tạp chí Anime bắt đầu hợp tác với Comike để tổ chức những đại hội cosplay dành cho các fan hâm mộ. Và sự kiện đáng nhớ nhất là sự kiện tạp chí Fanload ngay trong số đầu tiên- số tháng 8 năm1980 đã đăng một chùm tin và hình ảnh đoàn hoá trang của câu lạc bộ cosplay Harajuku mang tên Tominokozoku. Có thể nói đó là sự kiện khá lạ lẫm lúc bấy giờ, và ban đầu nó chỉ được coi như tin tức phụ mà thôi. Thế nhưng không ai có thể ngờ rằng chính nhờ bài báo này mà một trào lưu mới đã xuất hiện ngay trong giới hâm mộ Anime, trào lưu mà ngày nay đã trở nên vô cùng quen thuộc với giới trẻ : trào lưu cosplay.
● Sự phát triển của cosplay trong thập kỷ 90
Khái niệm cosplay trở nên phổ biến ở Nhật Bản vào giữa thập kỉ 90, khi mà bộ phim hoạt hình Neon Genesis Evangelion đang tạo nên một cơn sốt trong giới hâm mộ anime. Cũng kể từ thời gian này các nhà tài trợ bắt đầu để mắt đến cosplay. Nếu như trước đây các trang phục cosplay đều do chính các cosplayer tự thiết kế thì thời kì này đã xuất hiện một công ty chuyên nghiệp thiết kế và kinh doanh các trang phục cosplay mang tên Costume Paradise, sau đổi thành thương hiệu COSPA. Sau sự thành công của Cospa, các công ty thiết kế phục trang cosplay đua nhau xuất hiện, điều đó cũng có nghĩa là thị trường của lĩnh vực mới mẻ này ngày càng được mở rộng.
Các sự kiện cosplay thường diễn ra tại các Hội chợ truyện tranh không chuyên mà tiêu biểu là Hội chợ Comike, Wonder Festival và các Đại hội khoa học giả tưởng. Tại đó, cosplay được trình diễn dưới 2 hình thức: · Dance Party (tiệc khiêu vũ, gọi tắt là Danpa): Hình thức biểu diễn cosplay kết hợp với nhạc dance và nhạc nền anime. · Giao lưu và chụp hình: Các cosplayer giao lưu với nhau ngay trên sân khấu đồng thời chụp ảnh với sự cộng tác của các nhiếp ảnh gia không chuyên (gọi là các cameko). Những ngày hội riêng cosplay cũng được tổ chức ngày càng thường xuyên tại các địa điểm như vũ trường, các khu vui chơi giải trí ngoài trời, các công viên chủ đề,… Đặc biệt, cosplay còn luôn xuất hiện trong các kì Tokyo Showgame hay tại các Festival chuyên đề về game như Chara-Fes hay Dream Party.
Các hội chợ truyện tranh không chuyên và hoạt động cosplay diễn ra liên tục trên khắp các địa phương trên nước Nhật, tới mức đã xuất hiện hẳn một tạp chí ra hàng tháng chuyên đăng tải các tin tức liên quan: tạp chí “C-NET”. Sau đó, nhờ cuộc cách mạng internet, trang web C-NET và KETTO.com trở thành những trang tin tức của cosplay. Cosplay cũng trở thành một trào lưu trên tivi, tạp chí và nhiều phương tiện truyền thông khác. Nó biến thành một cơn sốt thực sự khi tất cả các tạp chí chuyên về anime hay game đều có những trang bài riêng về cosplay. Các tạp chí, đặc san, sách chuyên về cosplay cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, để hoạt động cosplay không đi quá đà, các nhà tổ chức cũng đã có các quy định về trang phục để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, cũng như các quy định về an toàn khi biểu diễn trên sân khấu khi các cosplayer mang theo các loại vũ khí đạo cụ như súng giả, đao, kiếm phỏng theo những binh khí trong truyện hay game. Không chỉ có vậy, để hạn chế việc xâm phạm bản quyền hình ảnh các cosplayer, các nhà tổ chức ngày càng siết chặt hơn những quy định đối với máy ảnh, ống kính hay những thiết bị chụp hình khác.
● Cosplay mở ra một thế giới mới
Bắt đầu từ thập kỉ 90, ở Nhật đã xuất hiện những cửa hàng ăn uống, các trung tâm giải trí có nhân phục vụ mặc trang phục cosplay, đồng thời trên khắp các đường phố bày bán la liệt những video dành cho người lớn có hình ảnh nữ ca sĩ, diễn viên trong trang phục các nhân vật anime hay game.
Liên tục từ cuối những năm 90 cho đến năm 2000, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các trang web do chính các cosplayer thiết kế đã liên tục xuất hiện. Đây là những trang web có đăng tải hình ảnh và thông tin do chính cosplayer đưa lên, ở đó còn có những diễn đàn giao lưu trao đổi giữa cosplayer và fan hâm mộ. Vì vậy cũng không quá lời khi cho rằng hàm chứa trong những thông tin và hình ảnh từ những trang web này là những yếu tố “tự thần tượng bản thân”, “tự yêu mình” của các cosplayer. Và trong thời kỳ này cũng xuất hiện ngày càng nhiều những cosplayer hay những cameko tự phát hành những album ảnh cosplay hay đĩa CD-ROM hình ảnh rồi bán trực tiếp cho người hâm mộ ngay tại các Hội chợ Comic (giống như truyện tự in hay phần mềm game tự sản xuất) và tại các cửa hàng chuyên bán truyện tự in.
Việc ghi hình các buổi trình diễn cosplay không chỉ diễn ra trực tiếp tại sân khấu biểu diễn. Các Hội nhiếp ảnh cá nhân do chính những cosplayer hay cameko đứng đầu, các công ty sản xuất chương trình và các công ty người mẫu đã lần lượt ký hợp đồng chụp ảnh cosplayer và tổ chức riêng những buổi ghi hình. Hoặc gần đây, hiện tượng những cosplayer trở thành những nhân viên quảng bá, tuyên truyền cho các game hay các cửa hàng ăn uống tại Thiên đường dành cho người đi bộ Akihabara đã không còn lạ lẫm đối với người dân xứ sở mặt trời mọc.
Nắm bắt được xu thế này, các hãng sản xuất game và anime đã nhanh chóng trưng dụng những cosplayer nổi tiếng, đưa họ trở thành những nhân vật chuyên giới thiệu sản phẩm cho hãng của mình. Đi tiên phong phải kể đến hãng Sega với những nhân vật như Maron, Meron hay Bitora. Đã có không ít trường hợp những cosplayer ”vô danh” nhưng tiếng tăm đã nổi như cồn sau khi làm cosplayer quảng bá hình ảnh cho một hãng nào đó.
Năm 2003, Hãng truyền hình Aichi ( thuộc hệ thống truyền hình Tokyo) đã đứng ra đăng cai tổ chức “Đại hội cosplay thế giới” ở thành phố Nagoya với sự góp mặt của rất nhiều cosplayer danh tiếng trên toàn thế giới. Đến năm 2005, Đại hội cosplay được tổ chức tại Trung tâm triển lãm toàn cầu Ai và được truyền hình trực tiếp trên Internet. Năm 2006, đại hội cosplay đã đánh dấu quy mô ngày càng mở rộng của Đại hội, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Nhật Bản. Theo dự kiến, đại hội tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2010, tại thành phố Thượng Hải.
● Cosplay vượt khỏi phạm vi nước Nhật
“Đại hội cosplay thế giới” lần thứ 4 tổ chức tại Nagano vào tháng 8 năm 2006 đã thu hút sự tham gia của 22 thí sinh đến từ 9 nước (Đức, Brazin, Ý,…) sau khi vượt qua rất nhiều thí sinh khác ở các vòng đấu loại. Điều đó cho thấy cosplay đã trở thành một hiện tượng văn hoá ở nhiều nước Âu, Mỹ, các nước châu Á phát triển mạnh giao lưu văn hoá với Nhật Bản như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và gần đây có thêm Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác.
Mặt khác, sự phát triển của Internet đã giúp các cosplayer đẩy mạnh giao lưu thông qua việc truy cập các trang web cá nhân, như trang web của cosplayer Francesca Dani (Ý) hay Davidyuk Jenya (Nga). | |
| | | thanhmeovn Black Cat
Tổng số bài gửi : 195 Age : 31 Registration date : 15/08/2007
Character Sheet Uzumaki Naruto: (700/500) Uchiha Sasuke: (500/500)
| Tiêu đề: Re: Cosplay-Một phần của đời sống Otaku Sat Aug 18, 2007 8:15 am | |
| Cosplay và HarajukuHarajuku và Cosplay, những bộ trang phục mang phong cách Nhật trong “Night of 7” - đêm hội thời trang dành cho giới trẻ vừa tổ chức tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP.HCM - khiến dân teen có mặt nơi đây nhìn không chớp mắt. Ngay từ cổng, nhiều người đã phải ồ lên khi thấy rất nhiều teen mặc kiểu trang phục này. Khả Tú, HS lớp 9 Trường Trần Văn Ơn, mặc áo thun màu cam - trắng, đeo cà vạt sọc nâu, váy jean ngắn màu ghi xám và quần lửng đen, đầu đeo nơ, đi giày búp bê màu kem... Nhóm bạn của Tú cũng cùng phong cách Harajuku như thế. Phá vỡ qui luật thời trang!Harajuku là tên một quận và một khu mua sắm rất nổi tiếng tại Tokyo (Nhật Bản). Từ những năm 1970, giới teen ở Harajuku xuất hiện xu hướng thời trang tự do “hổng giống ai”: quần áo, đầu tóc, giày dép, đồ trang sức phải thật lạ mắt, lòe loẹt... Họ đi giày bốt, mặc váy và quần dài, áo 2-3 cái; mặt trang điểm trắng bệch, tai đeo chằng chịt khuyên; tóc nhuộm 4, 5 màu... Quần áo là phần quan trọng nhất: lòe loẹt, sặc sỡ (do kết hợp những gam màu nóng và lạnh) pha chút bụi bặm; những đôi tất sọc ngang rực rỡ sắc màu đặc trưng. Ngoài ra còn có các trang sức với kiểu dáng lạ mắt đi kèm như: mũ, kính, vòng tay, dây xích... Nổi loạn, phá cách, sáng tạo, táo bạo đến... lập dị (thậm chí kinh dị, quái đản) là những từ dành cho Harajuku của giới trẻ xứ sở hoa anh đào. “Độc” và lạ hơn cả Harajuku, Cosplay đang khiến không ít dân teen Nhật đua theo. Đó là kiểu ăn mặc quần áo như các nhân vật truyện tranh, video game nổi tiếng của Nhật. Harajuku du nhập Việt Nam từ hè 2005 với mức độ nhẹ nhàng hơn, dễ nhìn và dễ thương hơn. Cũng áo quần nhiều màu sắc nhưng chưa tới mức sặc sỡ, lòe loẹt (những màu được chọn nhiều nhất là đen, trắng, vàng, sọc carô...); phụ trang cũng ít rườm rà, lỉnh kỉnh hơn teen Nhật. Cũng trang điểm nhưng chưa tới mức mặt trắng bệch, môi thâm xì, tóc tai bù xù... Thật ra, xu hướng Harajuku có hai kiểu: quái dị và dễ thương. Teen Việt đang đi theo kiểu thứ hai và “Việt hóa Harajuku” cho phù hợp hơn với lối sống, văn hóa của nước mình. Trên “con đường thời trang” ở TP.HCM: Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), Nguyễn Trãi (Q.1) hoặc một số shop như Juz4teen, Shark, World of Cool, Thời Trang Mới (Q.3), Rok Exchange (Q.Phú Nhuận)... là những địa điểm để dân teen lùng sục hàng độc và lạ. Còn ở Hà Nội, hàng chục shop bán đồ theo phong cách này: Harajuku, Death, Nute, 4leaf, B52, Avatar... Có thể mua những bộ cánh hoàn chỉnh hoặc mua riêng lẻ rồi về kết hợp với nhau. Từ áo, quần, giày dép, giỏ xách đến nơ, vòng đeo tay, ví... đều sáng tạo thỏa sức. “Xu hướng” thời trang của giới trẻ Việt?Rất nhiều ý kiến trái ngược về Harajuku, gây nên các trận khẩu chiến om sòm trên nhiều diễn đàn của teen. Không ảnh hưởng mạnh mẽ như Harajuku, nhưng phong cách Cosplay cũng được các bạn trẻ bắt đầu đón nhận. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên mặc Cosplay trong các lễ hội Cosplay sẽ hợp hơn là mặc trong sinh hoạt hằng ngày. Tiêu chí hàng đầu khiến teen lựa chọn Harajuku chính là sự độc đáo và đậm cá tính. “Nếu biết cách ăn mặc thì phong cách Harajuku thú vị lắm chứ. Phá cách và độc đáo nên tạo phong cách riêng cho mình” - Lan Anh (lớp 10 Trường THPT Gia Định) nói. Tuy nhiên, Harajuku của teen Việt thực tế đã bắt đầu manh nha xu hướng “nặng đô” về màu sắc và kiểu dáng. Màu phối giữa quần áo càng “chỏi” nhau càng cá tính (?!). Sự kết hợp giữa áo - quần - giày dép - phụ trang - tóc càng lúc càng đa sắc, đa kiểu. Nhìn mà nhức mắt! “Mình không dám mặc mấy kiểu này ở nhà chứ đừng nói ra ngoài đường” - Minh Phương (lớp 8 Trường THCS Trần Văn Ơn) cho biết. Thu An (SV khoa quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng Harajuku “có những bạn biết cách kết hợp nhẹ nhàng thì thấy rất dễ thương. Vì cách nhìn, cách nghĩ của teen Việt vẫn khác so với teen Nhật”. “Harajuku chỉ hấp dẫn giới trẻ, còn các cụ nhìn thấy mà không... “sôi máu” mới lạ!” - Minh Vũ (SV Trường ĐH dân lập Văn Hiến) khẳng định. Ba của Vũ đã từng dọa “tống cổ” con trai ra khỏi nhà nếu còn dám vác cái kiểu quần áo nhố nhăng kia về nhà. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là... tiền. Bộ cánh (từ đầu đến chân) mà Khả Tú diện khi tham dự “Night of 7” ngót nghét trên... 500.000đ! MY LĂNG _____ Theo Tuổi trẻ Online ______
| |
| | | thanhmeovn Black Cat
Tổng số bài gửi : 195 Age : 31 Registration date : 15/08/2007
Character Sheet Uzumaki Naruto: (700/500) Uchiha Sasuke: (500/500)
| Tiêu đề: Re: Cosplay-Một phần của đời sống Otaku Sat Aug 18, 2007 8:17 am | |
| Khái niệm cosplay đã xuất hiện như thế nào nhỉ?
Vào khoảng năm 1982, một nhóm bạn trẻ ăn mặc theo nhân vật manga/anime/game đầu tiên xuất hiện tại một comiket nhỏ ở Nhật. Lúc ấy họ chỉ mặc áo T-shirt có hình nhân vật họ iu thích. 1 năm sau, 1983 mới có người thiết kế và mặc bộ trang phục giống hệt mộtvaanhaan vật trong Urusei Yatsura. Đến năm 1984, một người tên là Nobuyuki Takahashi lên đường tham dự Worldcon tại Los Angeles để viết bài cho các tạp chí ở Nhật Nobuyuki Takahashi đã kinh ngạc toàn phần trước những gì anh chứng kiến. Rất nhiều người ăn mặc theo NV ưa thích trong Star Strek hay Star War. Anh đặc biệt ấn tượng với vũ hội hóa trang. Trở về Nhật N.T lập tức phát tán rộng rãi những thông tin mắt thấy tai nghe, với hy vọng teen Nhật sẽ ủng hộ phong trào này và biến nó thành bản sắc văn hóa riêng. N.T đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra tên gọi cho phong trào này. Dùng từ nghĩa gần nhất là masquerade (dạ tiệc thời trang của giới quý tộc) thì không ổn chút nào. Anh loay hoay giữa các biến thể từ như "Costume Acting" hay " Costume Play" và nhiều từ khác. Tuy nhiên, xem ra chúng quá dài mà anh muốn nó ngắn gọn cho mọi người dễ đọc dễ nhớ. Cuối cùng vận dụng thói quen rút ngắn từ của người Nhật, N.T dừng lại ở từ "Cosplay" viết tắt của " Costume play". Từ cosplay và khái niệm của cosplay ra đời như thế đó, và tác giả của nó, ngài N.T cxung là người sáng lập và khuấy động văn hóa cosplay ở Nhật.
Văn hóa cosplay
Ở Mỹ các cosplayer trình diễn trang phục trên sân khấu, hát hò, khiêu vũ, diễn kịch hài, thường đưa cá tính cá nhân vào nhân vật mình hóa trang hơn là thể hiện tính cách của chính nhân vật đó.
Song ở Nhật lại khác, cosplayer tuy vẫn trình diễn trang phục trên sân khấu, nhưng không hát, múa, diễn kịch, mà lại thực hiện một tư thế, một dáng điệu chính xác như của nhân vật họ hóa trang trong anime, manga hay trong game hoặc là các poster đăng đầy trên các tạp chí. Họ còn chụp ảnh trong các lễ hội, bất kể trong ngày hè chói chang.
Tuy nhiên, ở Mỹ, cosplayer tự nhiên đi khắp nơi trình diễn bộ cos của họ. Còn ở Nhật các đây khoảng vài năm, cosplayer Nhật chỉ đc phép trình diễn ở một số khu vực trong lễ hội. Nếu bạn để nguyên đồ cos mà bước vào một nhà hàng hay một tiệm fastfood, sẽ chẳng có ai thèm phục vụ bạn đâu. Chính tác giả của cosplay, anh Nobuyuki Takahashi cũng thừa nhận rằng: "Khi nhìn thấy một toán cosplayer bước vào nhà hàng, các khác quen của nhà hàng sẽ lập tức bỏ đi. Chủ nhà hàng chẳng thà giử những khách quen của mình ở lại chứ đời nào welcome các otaku ăn vận "kỳ dị" vì thế những thực khách cosplayer sẽ đc lịch sự mời ra ngoài" Nhưng đó là chuyện vài năm trước, còn bây giờ người Nhật đã làm quen với những người lập dị đó rồi.
Nhật bản còn chứng kiến sự hình thành và phát triển của phong trào cosplay. Đã xuất hiện những cửa hàng chuyên may đồ cosplay, đc gọi là cospa. Đó thường là những mặt hàng có đăng ký thương hiệu do các anime studio sản xuất nên giá cả rất đắt. Nhiều cospa tự tìm vật liệu thậm chí còn thuê hẳn các thợ may chuyên nghiệp về làm. Việc này ở Mỹ là rất phổ biến. Còn cosplay ở VN thì... thảm vô cùng. Phong trào cosplay ở VN kô đc người lớn ủng hộ cho lắm. Người lớn đưa ra lý do: Tốn tiền. Tất nhiên rồi, VN chưa có nhiều cospa nên giá cả của một bộ cosplay là quá sức của teen. Người VN chúng ta bỗng dưng nhình thấy một bạn ăn mặc lạ lùng ko giống ai, ắt hẳn các bậc phụ huynh sẽ nghĩ rằng bạn đó ăn chơi trác táng. Song tuy bị người lớn phản đối, nhưng các Otaku của chúng ta vẫn dành tình yêu cho manga, cho anmie và cho cả Cosplay. Những lễ hội cosplay đã xuất hiện khá nhiều nhưng lại chỉ do những forum trên mạng tổ chức (như ACC chẳng hạn). Vật liệu cosplay của chúng ta thì khá giản dị. Những bạn kô đc phụ huynh ủng hộ thì tự làm hoặc là ra hiệu cospa. Nếu kô nữa thì có thế vẽ lên những chiếc áo sơ mi trắng. Những lễ hội cosplay ở VN tổ chức chưa đc thường xuyên cho lắm và cũng chỉ tổ chức đc ở những tỉnh lớn, điển hình là ở HN và HCM.
Tuy người lớn vẫn chưa hiểu và thông cảm cho các otaku chúng mình, các cosplayer với tấm lòng nhiệt huyết...Nhưng biết đâu đấy các bạn nhỉ, chúng ta cứ hy vọng và chờ đợi xem. Biết đâu một ngày nào đó điều kỳ diệu sẽ xảy ra. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cosplay-Một phần của đời sống Otaku | |
| |
| | | | Cosplay-Một phần của đời sống Otaku | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|